Chuyển đến nội dung chính

Viên Hi – Wikipedia tiếng Việt


Viên Hy (chữ Hán: 袁熙; ?-207) tự Hiển Dịch (顯奕), là quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến quân phiệt với Tào Tháo và cuối cùng thất bại.





Viên Hy là con trai thứ hai của Viên Thiệu, gia đình ông nhiều đời làm đại thần nhà Hán, có danh vọng rất cao. Khi đó Viên Thiệu đang trấn thủ Ký châu. Năm 199, Viên Thiệu tiêu diệt Công Tôn Toản, mở rộng thế lực ra 4 châu Hà Bắc là Ký, Tinh, U, Thanh. Viên Hy được cha giao trấn thủ U châu, người vợ ông là Chân Lạc ở lại Ký châu.

Năm 200, Viên Thiệu mang quân đi nam tiến đánh Tào Tháo. Cuối năm đó, Viên Thiệu đại bại ở Quan Độ, dẫn vài trăm quân kị vượt Hoàng Hà chạy về bắc. Bỏ lại phía sau hàng vạn quân bộ cũng tháo chạy tứ tán theo ông.

Sau trận Quan Độ, Viên Thiệu suy sụp, ốm nặng rồi qua đời tháng 5 năm 202. Anh cả của Viên Hy là Viên Đàm cùng em ông là Viên Thượng tranh nhau quyền thừa kế. Viên Hy không tham gia vào cuộc chiến đó. Mâu thuẫn của Viên Đàm và Viên Thượng bị Tào Tháo triệt để khai thác, làm suy yếu cả hai.

Năm 204, Viên Thượng bị Tào Tháo đánh chiếm mất Ký châu, lại bị Viên Đàm truy kích ở Trung Sơn, phải bỏ chạy về U châu theo Viên Hy. Nghiệp Thành bị hạ, vợ Viên Hy là Chân Lạc đang ở trong thành không chạy thoát được, bị con Tào Tháo là Tào Phi bắt được và lấy làm vợ.



Đầu năm 205, Tào Tháo đánh hạ Thanh châu diệt Viên Đàm rồi mang quân tới U châu. Hai bộ tướng của Viên Hy là Tiêu Xúc, Trương Nam phản lại ông, hợp tác với Tào Tháo. Viên Hy và Viên Thượng không giữ nổi U châu, phải bỏ chạy lên phía bắc tới Liễu Thành nương nhờ Thiền vu Đạp Đốn của Ô Hoàn, sau đó lại cùng Đạp Đốn liên kết với Thiền vu Ô Diên ở Hữu Bắc Bình là Tô Bộc Diên.

Tháng 10 năm 205, Tào Tháo tiến quân đánh Ô Hoàn. Anh em Viên Hy hợp binh với Đạp Đốn đối trận với Tào Tháo ở núi Bạch Lang. Tướng tiên phong của Tào Tháo là Trương Liêu mang quân tới phá tan quân Ô Hoàn. Anh em Viên Thượng cùng Ô Hoàn chống cự không nổi bỏ chạy ra ngoài Trường Thành.

Sang tháng 8 năm 206, Tào Tháo tiếp tục truy kích, đánh thắng 1 trận nữa, giết chết Đạp Đốn. Viên Thượng, Viên Hy và Tô Bộc Diên mang vài ngàn tàn quân chạy đến Liêu Đông nương nhờ Công Tôn Khang[1].

Tào Tháo tính toán rằng nếu mang quân truy kích quá gắt gao, Công Tôn Khang sẽ nghi ngờ họ Tào có ý thôn tính luôn Liêu Đông, sẽ liên kết với họ Viên. Vì vậy Tào Tháo chủ động rút quân từ Liễu Thành về nam.

Tào Tháo rút lui khỏi Liễu Thành về nam trong hoàn cảnh rất gian khổ. Khi đó ở phía bắc rất lạnh, quân Tào nhiều người bị rét cóng; toàn quân đi 200 dặm không có nước; quân Tào phải giết vài ngàn con ngựa ăn mới về tới khu vực có lúa của người Hán. Các nhà sử học Trung Quốc nêu giả thiết, nếu Viên Hy và Viên Thượng biết được tình cảnh thê thảm đó của quân Tào mà dẫn tàn quân truy kích thì chưa biết tình hình sẽ ra sao[2].

Công Tôn Khang yên tâm về thái độ của Tào Tháo không muốn tấn công lên Liêu Đông, bèn chủ định giết anh em họ Viên để cầu hòa với Tào Tháo.

Khi Viên Hy, Viên Thượng và Tô Bộc Diên chạy tới Liêu Đông, Công Tôn Khang cho quân đao phủ mai phục rồi mới mời vào. Anh em họ Viên cùng Tô Bộc Diên vừa làm lễ, Công Tôn Khang bèn hô đao phủ xông ra bắt trói rồi chém đầu. Công Tôn Khang sai quân mang 3 đầu lâu tới huyện Nghiệp dâng Tào Tháo và được phong chức.

Cả ba anh em Viên Đàm, Viên Hy, Viên Thượng và Cao Cán cuối cùng đều bị Tào Tháo tiêu diệt, toàn bộ Hà Bắc thuộc về Tào Tháo.



Viên Hy trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được mô tả khá mờ nhạt. Ông là một trong các tướng tham gia trận Thương Đình dưới quyền Viên Thiệu, kết cục bị Công Tôn Khang giết cùng Viên Thượng.




  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng

  • Lê Đông Phương, (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng

  • Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2006), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, Nhà xuất bản Lao động.


  1. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 395

  2. ^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 139


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ketoconazole – Wikipedia tiếng Việt

Ketoconazole được phát hiện năm 1976, ra mắt những năm 1980 và là một trong những loại thuốc uống đầu tiên ngăn ngừa nấm (trước đó người ta sử dụng griseofulvin). Đây là loại thuốc chống nấm tổng hợp giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiễm độc nấm nói chung và trên da, nhất là các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân AIDS. Với nhiều tác dụng phụ, nó đã bị thay thế bởi các thuốc chống nấm mới hơn như Fluconazole và Itraconazole. Hai loại thuốc này được ghi nhận ít độc tính đồng thời hiệu quả tốt hơn.

Moung Ruessei – Wikipedia tiếng Việt

Khum (xã) Phum (làng) Moung Paen, Ou Krabau, Kaoh Char, Ruessei Muoy, Roluos, Ruessei Pir, Kansai Banteay, Ra, Daeum Doung, Moung, Pralay, Ta Tok Muoy, Ta Tok Pir Kear Run, Roka Chhmoul, Anlong Sdau, Pou Muoy, Pou Pir, Kear Muoy, Kear Pir, Kear Bei, Ou Kriet, Ream Kon, Ta Nak Prey Svay Kor, Cham Ro'a, Thnal Bambaek, Rumchek, Tuol Thnong, Kalaom Phluk, Srama Meas, Prey Svay, Prey Preal Ruessei Krang Neak Ta Tvear, Yeun Mean, Tuol Snuol, Chrey Run, Tuol Roka, Nikom Kraom, Srah Chineang, Pech Changvar, Ampil Chhung, Thnal Bat Chrey Doun Tri, Angkrong, Tuol Ta Thon, Mreah Prov, Chrey Muoy, Chrey Pir, Chrey Cheung, Chong Chamnay Ta Loas Ma Naok, Suosdei, Sdei Stueng, Stueng Thmei, Veal, Voat Chas, Chong Pralay, Pralay Sdau, Tras Kakaoh Tuol Prum Muoy, Tuol Prum Pir, Chak Touch, Chak Thum, Kakaoh, Srae Ou, Ph'ieng Prey Touch Koun Khlong, Dob Krasang, Thmei, Prey Touch, Prean Nil, Stueng Chak Robas Mongkol Boeng Bei, Kuoy Chik Dei, Preaek Am, Koun K'aek Muoy, Koun K'aek Pir, R

Parañaque – Wikipedia tiếng Việt

Bản đồ khu đô thị Manila với vị trí của Parañaque Parañaque là một thành phố của Philippines và là một trong thành phố và huyện của vùng đô thị Manila. Parañaque là một đô thị được thành lập từ năm 1572 và là một thương cảng quan trọng hay được các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai lui tới. Năm 1998, Parañaque được công nhận là một thành phố. Parañaqu rộng 47,69 km², có 449.811 dân (năm 2000), có 16 phường, và có hai khu bầu cử hạ viện. Nhà ga số 1 của Sân bay quốc tế Ninoy Aquino nằm ở Parañaque. Website chính thức của thành phố Parañaque là http://www.paranaque.gov.ph. Bài viết liên quan Philippines này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn. x t s x t s Vùng đô thị Manila Caloocan • Las Piñas • Makati • Malabon • Mandaluyong • Manila • Marikina • Muntinlupa • Navotas • Parañaque • Pasay • Pasig • Pateros • Quezon • San Juan • Taguig • Valenzuela x t s Các thành phố của Philippines Thành phố đô thị hoá cao độ Angeles