Chuyển đến nội dung chính

Tỏi – Wikipedia tiếng Việt


Tỏi

Allium sativum Woodwill 1793.jpg

Tỏi (Allium sativum), hình trong Medical Botany, 1793, của William Woodville.

Phân loại khoa học
Giới (regnum)
Plantae
(không phân hạng)
Angiospermae
(không phân hạng)
Monocots
Bộ (ordo)
Asparagales
Họ (familia)
Alliaceae
Phân họ (subfamilia)
Allioideae
Tông (tribus)
Allieae
Chi (genus)
Allium
Loài (species)
A. sativum
Danh pháp hai phần

Allium sativum
L.
Danh pháp đồng nghĩa[1]


  • Allium arenarium Sadler ex Rchb.

  • Allium controversum Schrad. ex Willd.

  • Allium longicuspis Regel

  • Allium ophioscorodon Link

  • Allium pekinense Prokh.

  • Allium sativum subsp. asiae-mediae Kazakova

  • Allium sativum f. asiae-mediae Kazakova

  • Allium sativum var. controversum (Schrad. ex Willd.) Nyman

  • Allium sativum subsp. controversum (Schrad. ex Willd.) K.Richt.

  • Allium sativum subsp. ophioscorodon (Link) Schübl. & G.Martens

  • Allium sativum var. ophioscorodon (Link) Döll

  • Allium sativum var. pekinense (Prokh.) F.Maek.

  • Allium sativum f. pekinense (Prokh.) Makino

  • Allium sativum f. sagittatum Kazakova

  • Allium sativum var. sativum

  • Allium sativum var. subrotundum Gren. & Godr.

  • Allium sativum subsp. subrotundum (Gren. & Godr.) K.Richt.

  • Allium sativum f. vulgare Kazakova

  • Allium scorodoprasum var. viviparum Regel

  • Allium scorodoprasum subsp. viviparum (Regel) K.Richt.

  • Porrum ophioscorodon (Link) Rchb.

  • Porrum sativum (L.) Rchb.

Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, lợi dụng ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã sử dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng.





Tỏi gồm hai loại [2] or varieties.[3]


  • Allium sativum var. ophioscorodon (Link) Döll, đôi khi được coi là một loài riêng với tên gọi Allium ophioscorodon G.Don.

  • Allium sativum var. sativum.

Củ tỏi khô được bóc vỏ

Tỏi có thể sử dụng thành gia vị trong nước chấm pha chế gồm mắm, tỏi, ớt, tương, đường...Hoặc tỏi được trộn đều với các món rau xào (nhất là rau muống xào...) khiến món ăn dậy mùi thơm. Tỏi cũng được làm nước muối tỏi và ớt. Trong nấu ăn một số món có kèm theo tỏi phi.[cần dẫn nguồn]

Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi. Tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người. Ngoài ra, lá tỏi còn được chế biến làm gỏi Việt Nam. Tuy nhiên cần bóc vỏ tỏi và để trong không khí một lát rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống ung thư cao hơn. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng.

Hướng dẫn trồng tỏi (tại nhà):


  1. Chuẩn bị vài củ tỏi (mua ngoài chợ hoặc quầy bán rau)

  2. Tách tép tỏi ra nhẹ nhàng, tránh làm dập.

  3. Ngâm tép tỏi cho tới khi mọc ít rễ

  4. Đem gieo xuống đất, khoảng cách từ 8 – 9 cm.

  5. Sau 140 ngày, cây sẽ ra hoa, lá. Đợi lá vàng hết ở ngọn thì thu hoạch, phần củ.

Tại Việt Nam có nhiều vùng đất trồng tỏi nổi tiếng như: Lý Sơn, Phan Rang, và gần đây nhất là Bắc Giang.

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là vùng đất nổi tiếng nhất về việc trồng tỏi. Sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm trồng trọt đã giúp cho vùng đất đảo nổi tiếng với loại tỏi mồ côi hay còn gọi là tỏi một. Người ta gọi là tỏi mồ côi vì loại tỏi này khác với loại tỏi thường vẫn ăn. Mỗi củ tỏi mồ côi chỉ có một tép và khi ăn có mùi thơm rất đặc trưng. Vì số lượng không nhiều nên loại tỏi này được xem là "của hiếm" và khi bán thì có giá thành cao hơn nhiều so với loại tỏi thường

Tỏi Phan Rang được trồng trên vùng đất cát, dưới cái nắng, cái gió tạo nên tép tỏi nhỏ, săn chắc. Được sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn, hay làm nước mắm chấm và được dùng để ngâm rượu tỏi. Bắc giang là một vùng đất trồng tỏi từ lâu. Trước đây các chuyên gia của Liên Xô (cũ) và Tây Âu sang Việt nam nghiên cứu vùng đất trồng tỏi để xuất khẩu đã chọn tỉnh Hà Bắc (Nay là Bắc Giang và Bắc Ninh) là vùng trọng điểm trồng tỏi, vì điều kiện thiên nhiên, và địa chất đặc biệt của khu vực này. Sau khi trị trường này không còn, cây tỏi Bắc Giang cũng chịu nhiều thăng trầm theo. Vừa qua theo chiến lược quốc gia khu vực tây Yên Tử (Bắc Giang) được phát triển thành khu du lịch Tâm Linh. Khi khảo sát tại đây các chuyên gia đã phát hiện rất nhiều dòng cây dược liêu quý hiếm Như: Ba Kích, Gừng Gió, Bá Bệnh (Eurycoma longifolia)..... Các loại cây như Tỏi, đinh lăng, địa liền... trồng tại đây cũng có chất lượng cao hơn hẳn các khu vực khác







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ketoconazole – Wikipedia tiếng Việt

Ketoconazole được phát hiện năm 1976, ra mắt những năm 1980 và là một trong những loại thuốc uống đầu tiên ngăn ngừa nấm (trước đó người ta sử dụng griseofulvin). Đây là loại thuốc chống nấm tổng hợp giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiễm độc nấm nói chung và trên da, nhất là các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân AIDS. Với nhiều tác dụng phụ, nó đã bị thay thế bởi các thuốc chống nấm mới hơn như Fluconazole và Itraconazole. Hai loại thuốc này được ghi nhận ít độc tính đồng thời hiệu quả tốt hơn.

Moung Ruessei – Wikipedia tiếng Việt

Khum (xã) Phum (làng) Moung Paen, Ou Krabau, Kaoh Char, Ruessei Muoy, Roluos, Ruessei Pir, Kansai Banteay, Ra, Daeum Doung, Moung, Pralay, Ta Tok Muoy, Ta Tok Pir Kear Run, Roka Chhmoul, Anlong Sdau, Pou Muoy, Pou Pir, Kear Muoy, Kear Pir, Kear Bei, Ou Kriet, Ream Kon, Ta Nak Prey Svay Kor, Cham Ro'a, Thnal Bambaek, Rumchek, Tuol Thnong, Kalaom Phluk, Srama Meas, Prey Svay, Prey Preal Ruessei Krang Neak Ta Tvear, Yeun Mean, Tuol Snuol, Chrey Run, Tuol Roka, Nikom Kraom, Srah Chineang, Pech Changvar, Ampil Chhung, Thnal Bat Chrey Doun Tri, Angkrong, Tuol Ta Thon, Mreah Prov, Chrey Muoy, Chrey Pir, Chrey Cheung, Chong Chamnay Ta Loas Ma Naok, Suosdei, Sdei Stueng, Stueng Thmei, Veal, Voat Chas, Chong Pralay, Pralay Sdau, Tras Kakaoh Tuol Prum Muoy, Tuol Prum Pir, Chak Touch, Chak Thum, Kakaoh, Srae Ou, Ph'ieng Prey Touch Koun Khlong, Dob Krasang, Thmei, Prey Touch, Prean Nil, Stueng Chak Robas Mongkol Boeng Bei, Kuoy Chik Dei, Preaek Am, Koun K'aek Muoy, Koun K'aek Pir, R

Parañaque – Wikipedia tiếng Việt

Bản đồ khu đô thị Manila với vị trí của Parañaque Parañaque là một thành phố của Philippines và là một trong thành phố và huyện của vùng đô thị Manila. Parañaque là một đô thị được thành lập từ năm 1572 và là một thương cảng quan trọng hay được các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai lui tới. Năm 1998, Parañaque được công nhận là một thành phố. Parañaqu rộng 47,69 km², có 449.811 dân (năm 2000), có 16 phường, và có hai khu bầu cử hạ viện. Nhà ga số 1 của Sân bay quốc tế Ninoy Aquino nằm ở Parañaque. Website chính thức của thành phố Parañaque là http://www.paranaque.gov.ph. Bài viết liên quan Philippines này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn. x t s x t s Vùng đô thị Manila Caloocan • Las Piñas • Makati • Malabon • Mandaluyong • Manila • Marikina • Muntinlupa • Navotas • Parañaque • Pasay • Pasig • Pateros • Quezon • San Juan • Taguig • Valenzuela x t s Các thành phố của Philippines Thành phố đô thị hoá cao độ Angeles