Chuyển đến nội dung chính

Quảng trường Charles-de-Gaulle – Wikipedia tiếng Việt


Tọa độ: 48°52′27″B 2°17′41″Đ / 48,874028°B 2,294861°Đ / 48.874028; 2.294861



Quận 8, 16, 17


Paris street enseigne top.svg



Quảng trường Charles-de-Gaulle nằm ở phía tây Bắc thành phố Paris, điểm giao của các quận 8, 16 và 17. Là giao lộ của 12 đại lộ, trong đó có Champs-Élysées, ở giữa quảng trường Charles-de-Gaulle là công trình Khải Hoàn Môn nổi tiếng.

Vốn tên cũ là Quảng trường Étoile, địa điểm này được đổi tên vào năm 1970 sau khi Tổng thống Charles de Gaulle mất.





Được tạo ra khoảng năm 1670, tới năm 1730, quảng trường này được mang tên Etoile de Chaillot. Étoile có nghĩa là ngôi sao, chỉ sự quy tụ năm con đường lớn ở quảng trường khi ấy.

Năm 1787, bức tường Thuế quan (Mur des Fermiers généraux) được xây dựng để kiểm soát hàng hóa vào Paris và đi qua quảng trường Étoile. Rào chắn Étoile được kiến trúc sư Claude Nicolas Ledoux bố trí là một trong những trạm thuế. Hai tòa nhà hai bên trạm hiện nay đã biến mất. Rào chắn này đánh dấu ranh giới phía tây Bắc của Paris khi ấy. Quận 1 cũ tương đương với Quận 8 và phần phía tây Quận 1 ngày nay.

Năm 1806, Napoléon Bonaparte yêu cầu xây dựng Khải Hoàn Môn ở đây và tới năm 1836, dưới thời Louis-Philippe I mới hoàn thành. Khi Paris được cải tạo lại thời Đệ nhị đế chế, quảng trường được kiến trúc sư Jacques Hittorff quy hoạch cùng sự giám sát của nam tước Georges Eugène Haussmann. Với tâm là Khải Hoàn Môn, quảng trường có đường kính 240 mét. Georges Eugène Haussmann vạch thêm 7 đại lộ nữa và với sắc lệnh ngày 13 tháng 8 năm 1854, khu vực bao quanh Khải Hoàn Môn đường dành riêng cho các dinh thự đặc biệt.

Ngày 13 tháng 11 năm 1970, hai ngày sau khi Tổng thống Charles de Gaulle mất, một sắc lệnh quyết định đổi tên quảng trường thành Charles-de-Gaulle. Tuy vậy tên gọi cũ vẫn được sử dụng phổ biến. Ga tàu điện ngầm ở đây mang tên Charles de Gaulle - Étoile.

Quảng trường Charles-de-Gaulle có đường kính 240 mét. Ở chính giữa là Khải Hoàn Môn, bao quanh là khu vực dành cho giao thông. Kế đó đến vỉa hè được trồng cây xanh rồi các tòa nhà có kiến trúc đồng nhất tạo thành hình tròn bao quanh quảng trường. Phía sau những tòa nhà này, hai phố Presbourg và Tilsitt tạo thành một đường tròn nữa. Để tới chân Khải Hoàn Môn, đường ngầm Passage du Souvenir (Lối đi Kỷ Niệm) được xây dựng phía dưới quảng trường.

Là điểm giao thông quan trọng, 12 đại lộ gặp nhau ở quảng trường Charles-de-Gaulle tạo thành 6 trục:


Khu vực quảng trường nhìn từ không trung

  • Trục hai đại lộ Marceau và Carnot

  • Trục hai đại lộ Mac-Mahon và Iéna

  • Trục hai đại lộ Wagram và Kléber

  • Trục hai đại lộ Hoche và Victor-Hugo

  • Trục hai đại lộ Friedland và Foch

  • Trục hai đại lộ Champs-Élysées và Grande Armée

Trong đó Champs-Élysées và Grande Armée nằm trên trục Axe historique, đi qua rất nhiều công trình quan trọng của Paris. Quảng trường Charles-de-Gaulle cũng là điểm ranh giới cửa ba quận:


  • Quận 8 giới hạn bởi đại lộ Wagram và Marceau

  • Quận 16 giới hạn bởi đại lộ Marceau và Grande Armée

  • Quận 17 giới hạn bởi đại lộ Grande Armée và Wagram

Nằm ở điểm cuối của Champs-Élysées nên quảng trường Charles-de-Gaulle cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện của thành phố như duyệt binh ngày 14 tháng 7, các lễ hội...








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ketoconazole – Wikipedia tiếng Việt

Ketoconazole được phát hiện năm 1976, ra mắt những năm 1980 và là một trong những loại thuốc uống đầu tiên ngăn ngừa nấm (trước đó người ta sử dụng griseofulvin). Đây là loại thuốc chống nấm tổng hợp giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiễm độc nấm nói chung và trên da, nhất là các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân AIDS. Với nhiều tác dụng phụ, nó đã bị thay thế bởi các thuốc chống nấm mới hơn như Fluconazole và Itraconazole. Hai loại thuốc này được ghi nhận ít độc tính đồng thời hiệu quả tốt hơn.

Moung Ruessei – Wikipedia tiếng Việt

Khum (xã) Phum (làng) Moung Paen, Ou Krabau, Kaoh Char, Ruessei Muoy, Roluos, Ruessei Pir, Kansai Banteay, Ra, Daeum Doung, Moung, Pralay, Ta Tok Muoy, Ta Tok Pir Kear Run, Roka Chhmoul, Anlong Sdau, Pou Muoy, Pou Pir, Kear Muoy, Kear Pir, Kear Bei, Ou Kriet, Ream Kon, Ta Nak Prey Svay Kor, Cham Ro'a, Thnal Bambaek, Rumchek, Tuol Thnong, Kalaom Phluk, Srama Meas, Prey Svay, Prey Preal Ruessei Krang Neak Ta Tvear, Yeun Mean, Tuol Snuol, Chrey Run, Tuol Roka, Nikom Kraom, Srah Chineang, Pech Changvar, Ampil Chhung, Thnal Bat Chrey Doun Tri, Angkrong, Tuol Ta Thon, Mreah Prov, Chrey Muoy, Chrey Pir, Chrey Cheung, Chong Chamnay Ta Loas Ma Naok, Suosdei, Sdei Stueng, Stueng Thmei, Veal, Voat Chas, Chong Pralay, Pralay Sdau, Tras Kakaoh Tuol Prum Muoy, Tuol Prum Pir, Chak Touch, Chak Thum, Kakaoh, Srae Ou, Ph'ieng Prey Touch Koun Khlong, Dob Krasang, Thmei, Prey Touch, Prean Nil, Stueng Chak Robas Mongkol Boeng Bei, Kuoy Chik Dei, Preaek Am, Koun K'aek Muoy, Koun K'aek Pir, R

Parañaque – Wikipedia tiếng Việt

Bản đồ khu đô thị Manila với vị trí của Parañaque Parañaque là một thành phố của Philippines và là một trong thành phố và huyện của vùng đô thị Manila. Parañaque là một đô thị được thành lập từ năm 1572 và là một thương cảng quan trọng hay được các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai lui tới. Năm 1998, Parañaque được công nhận là một thành phố. Parañaqu rộng 47,69 km², có 449.811 dân (năm 2000), có 16 phường, và có hai khu bầu cử hạ viện. Nhà ga số 1 của Sân bay quốc tế Ninoy Aquino nằm ở Parañaque. Website chính thức của thành phố Parañaque là http://www.paranaque.gov.ph. Bài viết liên quan Philippines này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn. x t s x t s Vùng đô thị Manila Caloocan • Las Piñas • Makati • Malabon • Mandaluyong • Manila • Marikina • Muntinlupa • Navotas • Parañaque • Pasay • Pasig • Pateros • Quezon • San Juan • Taguig • Valenzuela x t s Các thành phố của Philippines Thành phố đô thị hoá cao độ Angeles